● Gặp Lại Thầy Lê Văn
Vượng (dạy ở Cao Thắng trước 1975) tại San
Jose 12/2012
Chiều hôm qua, Chủ Nhật 9 Dec 2012 tôi có duyên
được gặp lại thầy Lê Văn Vượng nhân bữa cơm tối thân mật tại San Jose do anh
ruột của tôi là Ngô Đình Học mời tham dự cùng với anh Nguyễn Hoài Dũng.
Ngày xưa trước 4/1975, tôi được nghe anh Học kể nhiều
về thầy Vượng là vị thầy hướng dẫn lớp 12T2 niên khóa 1974-1975, có nhiều kiến
thức uyên bác nhất của lớp anh. Tôi gặp thầy trong trường nhưng chưa có duyên
học môn Vật Lý với thầy vào năm lớp 12 thì sự kiện đổi đời 30/4 đã xảy ra, từ
đó tôi không còn dịp gặp thầy nữa. Không gặp thầy, nhưng hình bóng của vị thầy khả
kính đứng chụp chung với toàn thể lớp 12T2 trước tượng Cao Thắng khánh thành
tháng 1/1975 vẫn còn trong album của gia đình tôi.
Trong khi học ở Cao Thắng thì môn Lý Hóa tôi được
học với thầy Vũ Như Hoằng từ lớp 9 cho tới lớp 11. Thầy Hoằng sau nầy dạy tôi
thêm môn Tử Vi, nên thầy Hoằng cũng là vị thầy mà cả gia đình tôi ai cũng biết.
Còn thầy Vượng thì anh Học rất kính nể thầy, thỉnh thoảng anh em tôi hay gặp
cuối tuần và hỏi thăm về các thầy cô cũ ngày xưa. Các thầy cô mà anh Học kể thì
đều in vào đầu chúng tôi ngay từ nhỏ.
Cách đây 2 tuần anh Học phone hỏi thăm tôi có
biết Nguyên học ở Berkeley không, vì Nguyên biết
tôi học ở Berkeley .
Tôi cố nhớ lại các khuôn mặt bạn bè Việt Nam
mà mình gặp trong 2 năm học ở Berkeley
thì trí nhớ của tôi hiện ra Nguyên. Anh Học cho biết Nguyên là con của thầy Vượng
dạy Vật Lý cho anh năm lớp 12, và hiện tại thầy Vượng từ Việt Nam đang ghé thăm
Nguyên và cháu nội tại San Jose. Rồi tôi cố nhớ lại Nguyên, đúng Nguyên là bản
sao của thầy Vượng vì khuôn mặt hai cha con giống nhau như đúc. Hồi học ở Berkeley , Nguyên vô trước tôi 2 năm, nên khi tôi transfer lên
mùa đầu vào Mùa Fall 1990 cũng là mùa cuối của Nguyên tại Berkeley .
Building Cory Hall là tổng hành dinh Khoa Điện, giờ break dân Việt hay tụ tập
tại đây để tán gẫu. Tôi có người bạn tên Ngô Duy Ninh học ở Foothill College
transferred lên vào Mùa Fall 1988, học chung với Nguyên. Nhìn Nguyên tôi thấy
Nguyên được các bạn bè đồng niên nể trọng vì kiến thức của Nguyên cũng uyên bác
hiểu biết hơn những bạn bè khác. Hơn nữa tôi học chung với một bạn học tên là
Ngô Thế Anh, Nguyên và Thế Anh là hai anh em con cô con cậu với nhau. Thế Anh
và tôi học chung với nhau lớp Computer Architecture EECS 152 (Electrical Engineering
and Computer Science) vào mùa Spring 1993. Cuối mùa đó chúng tôi ra trường khóa
EECS 1993 vào tháng 5/1993. Từ đó tôi cũng gặp Nguyên đa số qua các tiệc cưới
của bạn bè ở Berkeley .
Hôm qua gặp lại thầy Vượng, tôi thấy “trái đất
rất tròn” (small world). Sau 30/4/ 1975, thầy trò tản mác phiêu bạt khắp nơi, tưởng
chẳng còn bao giờ gặp nhau. Vậy mà sau bao nhiêu năm “vật đổi sao dời” tôi vẫn còn có duyên gặp lại thầy vào đêm qua từ sau 30/4/1975 đến nay, gặp con
thầy là Nguyên học ở Berkeley hơn 20 năm trước vào năm 1990. Chiều hôm qua tôi bận rộn gia đình, lo chụp hình sinh nhật cho
đứa con gái, rồi tranh thủ đến Grand Century chụp hình các cô Hoa Hậu và Á Hậu
Bắc California năm 2012 tổ chức buổi tiệc gây quỹ giúp cho các em nghèo tại
Việt Nam, và tình cờ tôi gặp lại cô Ca Sĩ Như Loan đang từ trong Grand Century
đi ra. Thấy Như Loan tôi mời cô dừng lại cho tôi chụp một số hình. Lúc đó anh
Học gọi phone lại cho tôi, nhắn tôi lại nhà Nguyên gặp thầy Vượng và gặp luôn
Nguyên. Đang lu bu công việc chụp hình nên tôi không có giờ đến nhà thăm Nguyên
được. Thôi thong thả để dịp khác tôi đến thăm thầy và thăm gia đình Nguyên sau.
Khi tôi lái xe từ Grand Century đi đường trong
đến khu Eastridge để đến quán ăn bao bụng Tomi Buffet thì trời đã tối hẳn, phố
xá đã lên đèn, ngoài đường chỉ có xe hơi chạy mà thôi. Ở Mỹ tháng 12, sau
4:30PM thì trời đã nhá nhem tối. Tuần trước trời mưa, nhưng tuần này được nắng
ấm. Tôi đến khu Eastridge nằm trên đường Quimby, đậu xe xong mang theo ba-lô
đựng máy hình để chụp hình ảnh lưu niệm. Chờ đợi khoảng hơn 15 phút sau thì anh
Học và thầy Vượng xuất hiện cùng với anh Dũng. Tôi chào hỏi thầy và mời thầy chụp
hình chung vơi anh Học và anh Nguyễn Hoài Dũng. Cái máy hình Nikon D2Xs của tôi
dạo này già rồi nên bắt đầu lẩm cẩm và trở chứng, chụp tối nếu không khéo léo là out of
focus, nghĩa là hình mờ chẳng ăn nét gì hết, nhìn thấy mà ngán ngẫm. Do đó tôi phải bấm
vài cái, nhưng đúng là tổ trác, bấm hai cái vẫn mờ cả hai cái. Do đó các bạn
thông cảm tuy mờ, nhưng có còn hơn không!
Sau màn chụp hình, được biết thầy Vượng thích ăn
món ăn Việt nấu chín, chứ quán sushi Tomi thì chịu thua. Anh Nguyễn Hoài Dũng
chở thầy Vượng và anh Học và tôi qua bên quán Nha Trang để ăn tối tâm sự. Đêm
Chủ Nhật vào nhà hàng Nha Trang tương đối chờ đợi cũng không lâu, nên sau
khoảng 5 phút trao đổi với thầy là chúng tôi được mời vào bàn. Khi ngồi vào
bàn, tôi có dịp nhìn khuôn mặt thầy thầy thì đúng là Nguyên giống thầy như đúc. Thầy Vượng đã về hưu cách đây 10 năm, tuy nhiên tóc thầy vẫn chưa bạc nhiều.
thầy cho biết ở Saigon thầy năng tập luyện thể
dục hằng ngày như đi bộ và đi xe đạp. Tuy ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng
trông thầy còn tráng kiện lắm. Trong khi chờ đợi món ăn được dọn ra thì chúng
tôi mỗi người hỏi thầy vài câu. Tối hôm qua lần đầu tiên được gặp thầy, được ăn
tối chung với thầy, được nghe thầy nói chuyện, tôi thấy lời kể về thầy, đúng là
“danh bất hư truyền”, nghĩa là kiến thức của thầy rất uyên bác, bao la. Thầy cho
biết có thói quen đọc sách từ nhỏ. Lúc ở Saigon
thầy có thẻ thư viện Abrahams Lincoln nên bao nhiêu sách thư viện thầy đều đọc
hết. Tốc độ đọc sách (tiếng Anh) của thầy rất nhanh, thầy đọc đủ thể loại Văn,
Sử Địa, Toán Lý Hóa, v.v…
Trong bữa ăn tối đêm qua, tôi có kể cho thầy nghe
về câu chuyện tôi liên lạc được với thầy Nhữ Đình Hùng, dạy Sử Địa tại Cao
Thắng và dạy ở Trường Kỹ Thuật Vĩnh Long ngày xưa, hiện đang ở Pháp. Thầy Vượng,
thầy Nhữ Đình Hùng và thầy Chu Trung Hưng là những quân nhân biệt phái nên sau
30/4/1975 các thầy phải trình diện và đi cải tạo và ở chung với nhau. Do đó thầy Vượng
vẫn còn nhớ đến thầy Hùng. Hy vọng đọc câu chuyện này thầy Nhữ Đình Hùng còn
nhớ về đồng nghiệp cũ ở Cao Thắng. Khi nói đến thầy Chu Trung Hưng, thầy Vượng
cho biết ngày thầy Hưng mất, thầy Vượng và người bạn đi điếu tang. Đêm qua
chúng tôi được nghe thầy kể nhiều chuyện rất hấp dẫn, chúng tôi vẫn thấy mình
nhỏ bé như là những đứa học trò của thầy ngày xưa. Không kể kiến thức chuyên
môn, mỗi người một khác, nhưng kiến thức tổng quát của thầy Vượng đúng là bao la
như đại dương vì thầy có thói quen đọc sách báo hằng ngày. Ngồi nghe thầy kể
chuyện về Sử về Địa chúng tôi như bị cuốn hút về từng câu chuyện hay. Thầy cũng
cho biết mỗi năm các thầy cũ Cao Thắng gặp mặt nhau vào tháng Giêng Âm Lịch do
anh Đỗ Thọ Bình tổ chức.
Đến hơn 8:30PM chúng tôi cũng phải đứng dậy ra
về. Anh Nguyễn Hoài Dũng chở thầy, anh Học và tôi về lại khu Eastridge để tôi
lái xe về nhà, sau đó anh Dũng lái xe đưa anh Học và thầy Vượng về nhà Nguyên.
Lúc từ giã thầy tôi chỉ biết chúc sức khỏe thầy luôn an-khang & trường thọ.
Hôm nay tôi ghi lại câu chuyện về sự gặp gỡ thầy Vượng tại San Jose để quý thầy tại hải ngoại và các bạn
học Cao Thắng biết về thầy Vượng.
Thân mời xem hình ảnh thầy Vượng chụp tại San Jose on Sunday Night
09 Dec 2012 (Please click on the red link to see slideshow photos on Flickr):
Please
enjoy,
Ngô
Đình Duy
Dear Duy và Quý Thân Hữu,
ReplyDeleteRất vui được biết tin thầy Vượng. 1975-2012, đã trên một phần ba thế kỷ mới biết lại tin thầy Vượng. Khi bị đi tù 'cải tạo' ở Trảng Lớn, tôi, thầy Vượng, thầy Phùng Thịnh (dạyAnh Văn) ở chung một tổ. Ngoài ra trong đội lúc đầu còn có thầy Thành (Kỹ Nghệ Sắt), thầy Nhâm (Toán), thầy Nguyễn Thiệu Hùng (Việt Văn, nhà thơ Mai Trung Tĩnh), thầy Vân (Máy Dụng Cụ), thầy Thủy (Điện?). Lúc đầu, 21 thầy đi tù cải tạo ở chung một tiểu đoàn, sau nhiều đợt biên chế lần lần phân tán hết. Khoảng cuối năm 76, tôi và thầy Chu Trung Hưng (học trò Cao Thắng gán cho thầy biệt danh Astroboy) bị chuyển lên Kà Tum...
Thầy Vượng đúng là một kho “Bách Khoa Toàn Thư”, biết và nhớ rất nhiều chuyện. Trong tù, thầy Vượng trổ nhiều tài như làm đàn, làm domino...Tôi vẫn nghĩ đến thấy Vượng, thầy Thịnh luôn. Không biết chừng nào có dịp gặp lại.
Duy cho chuyển lời thăm hỏi của tôi đến thầy Vượng. Nếu có thể, cho email của thầy Vượng và cho thầy Vượng email của tôi.
Gởi đến Duy và tất cả lời chúc một mùa Giáng Sinh vui vẻ.
ndhung
Cám ơn thầy Hùng đã gởi đến những dòng tâm tình, ghi lại một thời đau thương và đen tối nhất của quý thầy ở Cao Thắng sau 30/4 phải “bị đi cải tạo.” Đúng như lời thầy nói “hơn 1/3 thế kỷ” rồi thầy trò chúng ta đều tản lạc, nay có duyên thầy trò chúng ta chỉ gặp gỡ qua internet, qua email, qua bài viết.
DeleteKính chúc thầy và gia đình an-khang & may mắn.
Em, Duy