Quý Độc giả thân kính,
Đây là tập thơ dài thể song thất lục bát ( 2 câu bảy đầu, kế là 6 và 8) gọi là “Trường Thi Năm Lên 8 Tuổi,” kể về những gian truân sống dưới lằn đạn giao tranh của đôi bên tại làng Thanh Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ban đầu bài thơ chỉ có 43 tiểu đoạn, tức là 172 câu song thất lục bát post lên lần đầu 24 Feb 2011, nhân dịp viết tâm sự với Thầy cũ dạy học Anh Văn là Thầy Nguyễn Xuân Phong.
Trước đó, tôi có viết mail tâm sự với Thầy bằng lối văn xuôi một đoạn, mô tả về cuộc đời lúc nhỏ của mình năm lên 8 tuổi cho Thầy đọc. Đọc xong Thầy gợi ý tôi nên viết lại thành Nhật Ký để chia sẻ với người thân và bạn bè. Thầy Phong cho nhiều inputs và feedbacks (ý kiến). Từ gợi ý đó, tôi mạnh dạn dùng lối thơ song thất lục bát mà mình quen làm hằng ngày gần 2 năm nay để làm bài trường thi này. Ngồi ghi lại, bao nhiêu dòng cảm xúc nung nấu từ hơn 40 năm qua đã dâng trào, tuôn chảy mà ngay cả bản thân tôi cũng không ngờ rằng mình có thể làm được bài trường thi này trước Tết Tân Mẹo 2011 này. Kinh nghiệm trải qua sống chết “thập tử nhất sinh,” phong cảnh hữu tình của làng quê, đời sống thanh bình êm ả làng Thanh Châu trước năm 1963 khi còn treo hình Ngô Tổng Thống, và nhất là cha mẹ và anh chị tôi ru các em ngủ qua thể thơ “Truyện Kiều của Nguyễn Du như tiểu đoạn…lơ thơ tơ liều buông mành…” đã in sâu vào tâm trí tôi từ nhỏ. Nay tất cả quyện đan vào nhau, tôi chỉ ngồi trước laptop mượn keyboards ghi lại những sự kiện có thật 100% và những cảm xúc của mình về thuở ấu thơ tại quê nhà cho đến lúc lên 8 tuổi. Năm đó 1966 tại làng Thanh Châu tôi sống với mẹ và đứa em gái trong vùng mất an ninh gọi là vùng xôi đậu, kiểm soát bởi du kích Việt Cộng và Quốc Gia. Trải qua 3 lần chết thật kinh hoàng: lần đầu chết hụt bom B52 thả sát hầm cách 10 mét tại làng Thanh Châu, lần thứ nhì bị xạ thủ trực thăng xả súng ngay đầu gần trạm xe lửa cụp Chiêm Sơn , lần thứ ba bị hụt chân ngoài bờ sông xuống hầm B52 uống nước và chìm xuống đáy, may mắn được người anh trong họ đi phía sau bò lặn xuống vớt lên. Tất cả sự kiện này sẽ được kể (telling story) qua thể thơ song thất lục bát, và xin thân mời quý độc giả thưởng lãm.
Trước đó, tôi có viết mail tâm sự với Thầy bằng lối văn xuôi một đoạn, mô tả về cuộc đời lúc nhỏ của mình năm lên 8 tuổi cho Thầy đọc. Đọc xong Thầy gợi ý tôi nên viết lại thành Nhật Ký để chia sẻ với người thân và bạn bè. Thầy Phong cho nhiều inputs và feedbacks (ý kiến). Từ gợi ý đó, tôi mạnh dạn dùng lối thơ song thất lục bát mà mình quen làm hằng ngày gần 2 năm nay để làm bài trường thi này. Ngồi ghi lại, bao nhiêu dòng cảm xúc nung nấu từ hơn 40 năm qua đã dâng trào, tuôn chảy mà ngay cả bản thân tôi cũng không ngờ rằng mình có thể làm được bài trường thi này trước Tết Tân Mẹo 2011 này. Kinh nghiệm trải qua sống chết “thập tử nhất sinh,” phong cảnh hữu tình của làng quê, đời sống thanh bình êm ả làng Thanh Châu trước năm 1963 khi còn treo hình Ngô Tổng Thống, và nhất là cha mẹ và anh chị tôi ru các em ngủ qua thể thơ “Truyện Kiều của Nguyễn Du như tiểu đoạn…lơ thơ tơ liều buông mành…” đã in sâu vào tâm trí tôi từ nhỏ. Nay tất cả quyện đan vào nhau, tôi chỉ ngồi trước laptop mượn keyboards ghi lại những sự kiện có thật 100% và những cảm xúc của mình về thuở ấu thơ tại quê nhà cho đến lúc lên 8 tuổi. Năm đó 1966 tại làng Thanh Châu tôi sống với mẹ và đứa em gái trong vùng mất an ninh gọi là vùng xôi đậu, kiểm soát bởi du kích Việt Cộng và Quốc Gia. Trải qua 3 lần chết thật kinh hoàng: lần đầu chết hụt bom B52 thả sát hầm cách 10 mét tại làng Thanh Châu, lần thứ nhì bị xạ thủ trực thăng xả súng ngay đầu gần trạm xe lửa cụp Chiêm Sơn , lần thứ ba bị hụt chân ngoài bờ sông xuống hầm B52 uống nước và chìm xuống đáy, may mắn được người anh trong họ đi phía sau bò lặn xuống vớt lên. Tất cả sự kiện này sẽ được kể (telling story) qua thể thơ song thất lục bát, và xin thân mời quý độc giả thưởng lãm.
Trường Thi Năm Lên 8 tuổi: Thoát chết trong đường tơ kẻ tóc & ký ức về những ngày còn thơ tại làng Thanh Châu…
Phần I: Mở đầu
1.
Thế mới biết Thầy Trò ta quý
Hai tâm hồn hiểu ý với nhau
Viết thơ mới gởi sáng nay
Chiều nay nhận được thơ dài Thầy ghi
2.
Em chỉ viết những gì chân thật
Ngồi ghi ra cảm xúc đi qua
Chiến chinh một thuở quê nhà
Mới hơn tám tuổi, một nhà chia ba
3.
Em ngồi viết, ở xa Thầy đọc
Khóc cho đời khó nhọc bé thơ
Lên tám, tỵ nạn bơ vơ
Ở Ông Bà Nội, em thơ bế bồng
4.
Năm ấy, Duy Xuyên nồng thuốc súng
Mạng người dân đạn trúng hàng ngày
Trong vùng lửa đạn giao tranh
Bom đâu phân biệt người dân hiền lành
5.
Bỏ quê nhà Thanh Châu trù phú
Lửa chiến tranh rơi phủ xóm làng
Người dân tỵ nạn bỏ làng (tỵ nạn bỏ làng vào 6/1966)
Kéo nhau xuống quận như đàn kiến đi
6.
Sống hai năm nơi vùng xôi đậu (hai năm: 1965, 1966)
Đầu đội bom, chân chạm hầm chông
Mấy lần chết hụt tấc gang
Bê Năm Hai dội, sát hầm hai đêm (tháng 8/1966, chuyện này sẽ kể chi tiết sau)
7.
Dứt dội bom, tung hầm chạy vội
Dắt tay em, nhỏ tuổi phóng nhanh
Bà Nội con cháu chín người
Mẹ tôi bồng Bảy, hớt hơ tìm đàng
8.
Nhắm đường cái, chân nhanh cất bước
Khói đạn bom nồng cháy bên đường
Mấy chục lính Mỹ nằm đường
Máu me lòi ruột thảm thương vô cùng
9.
Trong hiểm nguy, tìm con đường sống
Vượt qua vùng lửa đạn giao tranh
Gần cầu lính Mỹ hy sinh (chuyện này sẽ kể chi tiết sau)
Nằm ngang bít lối, rùng mình bước qua
10.
Qua Cầu Chìm, Thọ Xuyên tiếp giáp
Gặp mấy ông quần áo đen dài
AK súng vác ngang vai
Hỏi thăm trên đó, Mỹ còn đóng không?
11.
Bà tôi đáp “Chẳng còn lính Mỹ,
Bà tôi đáp “Chẳng còn lính Mỹ,
Chỉ gặp toàn xác chết nằm phơi.”
Đàn bà con nít chín người
Nhanh chân lẹ cẳng thoát vòng đạn bom
12.
Xuống tới cụp Chiêm Sơn lánh nạn
Vào Bà Dì ở tạm rồi đi
Bà tôi gặp gỡ Bà Dì
Hai Bà cùng khóc, buồn vì chiến tranh
13.
Vài tuần ở, cơm canh chia sẻ
Nhìn lên quê, đau xé ruột gan
Mẹ tôi tìm lại về làng
Mang khoai, xách gạo, gánh hàng nuôi con
14.
Vài tuần sau, Bà tôi xuống Quận
Mẹ về làng, tay dẫn em Năm
Mang bầu em út sắp sanh
Hiểm nguy rình rập, giao tranh bất ngờ
Phần II: Trận dội bom ác liệt ở gần cụp Chiêm Sơn (khoảng 9/1966)
*** Sống sót trong cuộc giao tranh giữa đôi bên Quốc Gia & Việt Cộng
15.
Một buổi trưa, đang giờ cơm tới
Trên bầu trời vần vũ máy bay
Bà già thám thính thấp tè (Bà già = máy bay thám thính bà già)
Hòn Bằng nả pháo, tai nghe sát rồi
16.
Bỏ chén cơm em tôi đang đút
Cõng em ra, núp gốc mít to
Chung quanh nhà cháy bom rơi
Em tôi sợ quá không rời bấu vai
17.
Bà Dì niệm “Lưu Ly Vương Phật,
Cứu cháu tôi hai đứa núp đây.”
Trước nhà không có đào hầm
Chỉ nương gốc mít, chắc bầm nát thây
18.
Đứa em gái, run tay bám chặt
Tôi lấy mình che đạn cho em
Tôi cầu lãnh hết cho mình
Để em Bảy sống, còn mình chết thay
19.
Bỗng trên đầu, máy bay sà thấp
Chiếc trực thăng bay sát ngọn cây
Dòm lên, họng súng đen ngòm
Chỉa vào ngay trán, một tràng liên thanh
20.
Trong tic tac, tôi đinh ninh chết
Tràng đại liên tỉa quét ghim cây
Lá cành rơi phủ thân gầy
Tôi ôm em chặt bụi đầy đất tung
21.
Tôi thoát hiểm đường tơ kẻ tóc
Ơn cứu người Đức Phật Dược Sư
Đúng là phép lạ Đại Từ
Ngài dang tay đỡ một tràng đại liên
22.
Trong trí tôi lóe lên ý nghĩ
Đại ân này tôi mãi khắc ghi
Ở hiền, Trời Phật Đại Bi
Ra tay cứu nạn những khi nguyện cầu
23.
Bà Dì tôi tụng kinh mỗi tối
Cứ mỗi đêm, sám hối lạy quỳ
Tuổi thơ đâu biết là gì
Thấy Bà lễ Phật tôi nhìn vậy thôi
24.
Gian nhà giữa, đặt trang thờ Phật
Chiếc quan tài, sẵn đặt nơi đây
Phòng khi hậu sự có dùng
Tôi đâu có biết, mình rùng … sợ ma
25.
Nếu trưa ấy đại liên trúng trán
Chắc máu tươi lênh láng đầy người
Ra đi tôi vẫn mỉm cười
Cứu em Bảy sống, đáng người anh trai
26.
Thoát nạn, mặt Bà Dì tím ngắt
Dục tôi bồng, cõng dắt em đi
Đừng lưu luyến ở làm gì
Hai bên giao chiến, chuyện gì xảy ra?
27.
Nếu ở lại, thành ma lãnh đạn
Tôi buồn lòng, cố nán phút giây
Bà ơi nhận lấy ơn này
Chúc Bà ở lại, mong ngày gặp nhau
28.
Tôi, đứa trẻ mới hơn tám tuổi
Chiến tranh về gánh nổi thương đau
Oằn vai cõng nặng đứa em
Chưa tròn hai tuổi, lênh đênh đường dài
29.
Mới thoát chết, tôi may mắn sống
Em trên vai, đời bỗng thấy vui
Cũng may bom đạn tránh người
Cả ba bà cháu chẳng hề bị thương
30.
Chiều hôm đó, trên đường xuống Quận
Đường cái quan ngăn chận lối đi
Men theo xóm vắng bước đi
Em tôi cõng nặng bám ghì sau lưng
31.
Bốn giờ chiều băng qua nghĩa địa
Đầu nắng chang, tuôn đổ mồ hôi
Vai lưng nặng trĩu bậm môi
Băng nhanh qua khúc…rợn người sợ ma
32.
Tôi thoát chết…chắc ma cũng nể
Đâu dám hù … hai đứa bé con
Dược Sư che chở sống còn
Dám đâu hiếp đáp, hớp hồn trẻ thơ
33.
Đường càng dài, lưng vai càng nặng
Tôi thả em, để nghỉ chút lưng
Em Bảy đi bộ một hồi
Mỏi chân đòi cõng làm tôi động lòng
34.
Tới Đông Yên, tôi dừng chân lại
Dân thấy tôi gặn hỏi con ai
Anh em lem luốc cả hai
Thương tình bát nước, đường dài cổ khô
35.
Tôi mới nói “Trưa nay thoát nạn
Cháu cõng em tránh đạn bom rơi.”
Nhìn tôi nước mắt họ rơi
Con ai khổ cực, chơi vơi giữa dòng…
36.
Đem khoai nước, bảo tôi ăn uống
Chứ cả ngày bụng đói trống trơn
Ăn xong tôi nói tạ ơn
Ơn này nhớ mãi còn hơn cho vàng
37.
Từ xa sắp băng ngang trạm gác
Thấy du kích kiểm soát người qua
Đầu tôi nẩy ý từ xa
Thả em chạy giỡn như nhà gần đây
38.
Tới ngang trạm tôi quay đầu nói
“Em Bảy ơi, hãy vội về nhà
Chiều nay mình đã la cà
Cha trông mẹ đợi ở nhà sắp ăn.”
39.
Du kích tưởng trẻ làng gần đó
Nên cho qua chẳng ngó hỏi chi
Nhẹ lòng tôi cõng em đi
Băng qua Trà Kiệu chớm khi chiều tà
40.
Hoàng hôn xuống, nhà nhà đèn thắp
Tôi lần mò, tìm gặp người quen
Mồ hôi nhễ nhại đổ ghèn
Em tôi còn nhỏ nhìn đèn dầu lên
41.
Tôi chỉ biết cõng em lê lết
Từng bước chân, thấm mệt đường dài
Bơ vơ biết cậy nhờ ai
Thôi đành cố bước, đã chai chân bàn
42.
Nhìn bên đường xuyên qua cửa sổ
Nhà ai đây ăn tối quây quần
Tiếng cười đùa giỡn trẻ con
Làm tôi nhớ cảnh cha con tựu tề
43.
Cha đang ở Sài-gòn kiếm sống
Nuôi ba con, bỏ ống dành tiền
Đủ tiền nhà lại đoàn viên
Tránh bom lửa đạn đã nghiền nát quê
44.
Nghĩ đến mẹ, trên quê đang ngóng
Chắc trưa nay, mẹ nóng ruột sôi
Bất an hết đứng lại ngồi
Trông nhìn bom thả liên hồi trưa nay
45.
Cụp Chiêm Sơn, trưa nay nổi sóng
Hai con tôi, mạng sống ra sao?
Đêm qua mơ thấy chiêm bao
Thằng Duy ốm yếu vượt rào cõng em
46.
Chiều nay cõng đứa em nặng trĩu
Bước chân in, ghi dấu mình đi
Mồ hôi nhỏ giọt dọc đường
Bao nhiêu nhịp bước, đoạn trường bấy nhiêu ….
Ngô Đình Duy (San Jose , CA 24 Feb 2011)
Còn tiếp nữa…
47.
Miên man nghĩ, bao điều trong trí
Đến ngã ba bên phải quẹo vô
Đường dài trăng sáng lờ mờ
Em tôi say ngủ, dựa bờ vai anh
48.
Tôi vẫn bước, không đành đánh thức
Chắc đói lòng, em gục ngủ say
Đêm qua cũng đến giờ này
Anh ru em ngủ để ngày trôi nhanh
49.
Em hai tuổi, xa anh vắng chị
Ngày bé thơ, anh Học đưa nôi (anh ruột tên Ngô Đình Học)
Câu thơ “tơ liễu buông mành …”
Em chìm giấc điệp, ngủ nhanh say rồi
50.
Ở quê, nước cơm sôi thế sữa
Cơm gần cạn, vắt nước pha đường
Em tôi vẫn uống bình thường
Tối về gần mẹ, trên giường cười tươi
51.
Nay vắng mẹ, nụ cười im tiếng
Trên lưng anh, thèm miếng cơm thôi
Mò đường, đêm đã tối rồi
Bóng đơm đớm nháy, chớp soi đường dài
52.
Tới nửa đường, giếng ai còn múc
Tôi nhờ người, xin nước rửa chân
Em tôi tỉnh giấc bần thần
Thôi em tỉnh dậy, nhà gần tới nơi
53.
Rửa mặt xong, thấy người tươi mát
Em Bảy tôi, mặt rạng rỡ lên
Thế là sắp hết lênh đênh
Tới nhà bà Gặp là hên lắm rồi
54.
Tôi bồng em, chỉ nhà phía cuối
Ánh đèn dầu nhà dưới tỏa ra
Anh em tôi tiến về nhà
Đến nơi vào cổng, ông bà chạy ra
55.
Tôi cõng em, ông bà há hốc:
“Sao tối rồi, con nhọc tới đây
Lại bồng, đèo ẳm Bảy nầy
Trời ơi, sao nỡ đọa đày vậy con.”
56.
Buông em ra, tôi nghẹn lời nói:
“Xin ông bà giúp đỡ hai con
Cả ngày chạy giặc mỏi mòn
Trưa nay suýt chết, tưởng hồn đã thăng
57.
“Ngay buổi trưa, Hòn Bằng nã pháo
Trực thăng quần đông đảo trời xanh
Bà Dì giục cháu chạy nhanh
Nhắm ngay gốc mít, thôi đành buông tay…
58.
“Lưu Ly Phật, kính Ngài cứu độ,
Trên trời xanh, vô số trực thăng
Thay nhau thả xuống bom xăng
Chung quanh nhà cháy, gia tăng kinh hoàng”
59.
“Em Bảy sợ, ôm choàng lấy cháu
Con chỉ mong ẩn náu toàn thân
Trực thăng hạ sát đầu gần
Con nhìn họng súng, nghĩ thân tiêu rồi”
60.
“Con chết lặng trong giây ngắn đó
Hồn lìa đời theo gió lên cao
Nghĩ rằng mình đã chết rồi
Tội em thơ nhỏ, không người chăm nom”
61.
“Lá cành rơi, sau tràng đạn lửa
Chạm thân người, con đứng bật lên
Bà Dì cũng đứng sát bên
Chấp tay xá lạy Ơn Trên cứu người”
62.
Nghe tôi kể, ông bà Gặp khóc
Ôm vòng tay, rộng bọc anh em
“Trời cao, xanh thấu xét xem
Trẻ thơ vô tội, nỡ đem đọa đày.”
63.
Trẻ xa cha, mẹ mang bụng chửa
Sống tạm nhờ, từng bữa nổi trôi
Ngờ đâu binh lửa dầu sôi
Chiến chinh ập xuống, Thanh Châu bỏ làng (khoảng 6/1966)
64.
Ông bà, chẳng họ hàng thân thích
Chỉ quen nhau, tình nghĩa rất xa
Anh em tôi gặp người ta
Xót thương cảnh ngộ, vào nhà dừng chân
65.
Ông bà mời, vào nhà ngủ nghỉ
Lo nấu cơm, hoan hỉ mời ăn
Cả ngày quần áo dơ nhăn
Ông bà đem tặng áo khăn tạm dùng
66.
Tôi lo tắm đứa em đầy bụi
Đến phiên mình, gáo nước mát thân
Cả ngày bụi đạn đen thui
Nhờ thùng nước tắm, tẩy mùi hôi ra
67.
Xong đến bàn, bày ra cơm cá
Ông bà ngồi đon đả mời tôi
“Ăn đi, cơm mới nấu ra
Thiệt tình dùng bữa, như nhà của con.”
68.
Tôi cảm động tấm lòng nhân ái
Giang rộng tay, tiếp đãi anh em
Cho tôi nương náu nhiều đêm
Cơm canh đầy đủ, lại thêm chuyện trò
69.
Em tôi đói, mắt nhìn cơm nóng
Tôi thổi hơi, đút trước rồi ăn
Hạt cơm ngọt lịm canh măng
Đúng là bụng đói, phải ăn thật tình
70.
Ăn cơm xong, em tôi buồn ngủ
Tôi giăng mùng, ngủ ngáy thật to
Buông xuôi tay, chẳng còn lo
Tạ ơn Trời Phật đã cho sống còn
Nằm mơ gặp Mẹ…
71.
Trong đêm đó, tôi mơ gặp mẹ
Về lên quê vào xế giấc trưa
Trong mơ mẹ khóc như mưa
Tưởng anh em chết vào trưa hôm rồi
72.
Tôi nói mẹ, đừng than khóc nữa
Nhờ phúc nhà, tại nạn đã qua
Bây giờ con được người ta
Cho nương nhờ ở vài ba ngày rồi
Nằm mơ gặp Cha…
73.
Rồi cũng mơ, gặp cha đến hỏi
Tôi nhớ cha, mong gặp hàng đêm
Cha tôi thăm hỏi người em
Ôm hai con khóc, phủ mền đắp cho
74.
Tôi vẫn nhớ, trên quê nằm ngủ
Bên cạnh cha, em Diện anh Ba
Nửa khuya gió lạnh run da
Cha tôi dậy đắp cho ba con mình
75.
Năm Giáp Thìn, cha rời quê nội (Giáp Thìn, 1964)
Ngày cha đi, ôm nổi sầu buồn
Nhớ cha nước mắt lệ tuôn
Đêm nằm mơ thấy cha về nằm bên
76.
Đi chưa được một tuần quay lại
Cha nóng lòng, cơn lũ lên nhanh
Nóc nhà biển nước nhận chìm
Người trôi mất xác, nhà mình ra sao?
77.
Lụt rút đi, cha về quê Ngoại
Rồi về nhà, trồng lại ruộng nương
Đâu ngờ đổ ập tai ương
Chiến tranh lan rộng, xuống đường tản cư
Phần III: Nhớ lại hơn 3 tháng trước gia đình tản cư xuống Trà Kiệu lần đầu (6/1966). Hơn tháng sau cha đi Sài-gòn (giữa 7/1966)
78.
Mấy ngày trước tàu rà bay thấp
Rải truyền đơn bay khắp các nơi
Phóng loa truyền hịch mấy lời
Kêu gọi dân chúng hãy rời làng đây
79.
“Chính phủ Quốc Gia nay thông báo
Xin đồng bào rời bỏ xóm làng
Xếp hàng đi bộ xuống đàng
Xuống ngay Quận lỵ có làng tạm cư.”
80.
Một buổi trưa dân từ La Tháp
Từ Kiểm Lâm kéo chạy đầy đàng
Cha mẹ nhìn thấy hoang mang
Vội lo thu xếp kéo đàn con đi
81.
Cả gia đình giả từ quê nội
Mẹ gánh em, cha hối hả đi
Hòa đồng vào đám người đi
Sau lưng bỏ lại những gì thân yêu
82.
Cha mang ấm nước theo để uống
Qua Cầu Chìm chạy xuống Thọ Xuyên
Dòng người lũ lượt bế bồng
Trưa hè nắng gắt chạy phồng bàn chân
83.
Qua Thọ Xuyên người dân nhìn thấy
Mỹ đổ quân Dốc Dựng Chiêm Sơn
Du kích chạy trốn hết trơn
An toàn dân chạy dưới cơn trưa hè
84.
Tới Chiêm Sơn ấm chè chia uống
Nghỉ chút chân, nhìn xuống nhìn lên
Lính Mỹ đóng chốt hai bên
Rải quân dày đặc phía bên núi đồi
85.
Buổi trưa nóng mồ hôi nhễ nhại
Lính Mỹ đông căng trại vải dù
Trực thăng Dốc Dựng vù vù
Dân mình đi xuống dắt dìu nắm tay
86
Trưa hôm ấy không nghe tiếng súng
Dòng người dài rồng rắn nối đuôi
Hơn mười cây số dòng người
Cha con chồng vợ làm người tản cư
87.
Đến Hòn Bằng Quốc Gia kiểm soát
Dòng người đi tản mát nơi đây
Qua chợ Trà Kiệu trưa nay
Nhà thờ Đức Mẹ rộng tay đón chào
88.
Trẻ bên đường tò mò đôi mắt
Nhìn người đi tay dắt trẻ thơ
Nghỉ chân Trà Kiệu nhà thờ
Tạ ơn Đức Mẹ đến bờ bình yên
89.
Đến nhà thờ, lòng tôi chợt nhớ
Lụt Giáp Thìn từ Ngoại sang đây
Diện Duy hai đứa nắm tay
Theo dì Song dẫn mấy ngày về chơi
90.
Tới nhà thờ, chợt tôi nói mẹ:
“Con nhớ rồi, ông Gặp gần đây
Sao mình không ghé ở nhờ
Chớ đi xuống quận mệt phờ quá đi.”
91.
Mẹ mới nói “Sao Duy biết vậy,
Con dẫn đường cha mẹ đi vô
Gia đình chạy giặc bơ vơ
Nhờ ông bà Gặp tạm nhờ vài hôm.”
92.
Con đi trước, tay ôm khăn nhỏ
Qua nhà thờ, vài ngỏ quẹo vô
Ngã ba giếng nước thẳng vô
Cuối đường nhà ổng đã nhô hiện rồi
93.
Cả gia đình tới nơi thấm mệt
Nương nhờ nhà ông Gặp tại đây
Hơn tháng tá túc ơn đầy
Ông bà tử tế, ơn này sao quên
Nhớ lại tấm hình chụp cả gia đình lần đầu trước lúc cha đi vô Sài-gòn
94.
Sau một tháng, gia đình ghé tiệm
Chụp tấm hình kỷ niệm chia tay
Bảy người ngày ấy sum vầy
Để rồi xa cách, đọa đày chiến chinh
95.
Buổi trưa ấy, chụp hình đáng nhớ
Mấy em con tụi nó chân không
Đi trên đường cái nóng ran
Miệng la “cát nóng, phỏng chân con rồi.”
96.
Con mang dép cha mua Đà Nẵng
Nhường cho em, nó chẳng mang vừa
Bầu trời nóng rát đứng trưa
Diện, Năm nhanh chạy, phân bua liên hồi
97.
Vào Huỳnh Diêm, tạm ngồi chốc lát
Mặt tươi vui, hưởng mát trong nhà
Tấm hình chụp cả nhà ta
Cha đem theo nó, để xa ngắm nhìn
98.
Tấm hình này đậm in ký ức
Ghi lại ngày trước lúc chia tay
Mẹ mua mấy ký thịt heo
Mang từ Quê Ngoại vừa đèo bó rau
99.
Gia đình mình gặp nhau buổi tối
Bữa cơm sao đắng nổi sầu chi
Em Diện linh tính chia ly
Ngồi gần bên mẹ, tô mì không ăn
100.
Vầng trán mẹ nếp nhăn suy nghĩ
Rồi ngày mai, trực chỉ Đông Bàn
Mẹ về quê Ngoại vài ngày
Cha chờ gặp mẹ, mắt cay lệ nhòa
101.
Mẹ tránh mặt để cha nhẹ bước
Không dám qua, sợ Diện níu chân
Ông Ngoại qua, nói xa gần …
“Mụ Khoa, ốm nặng đang cần nghỉ ngơi.”
102.
Ngày chia tay, bầu trời buồn bã
Thôi từ nay, nhiều ngã chia phôi
Nhìn cha cất bước lệ rơi
Ruột con đau xé vẫn nơi nhà này … (nhà này: nhà ÔBà Gặp ở Trà Kiệu)
103.
Gạt nước mắt, tay cha nắm chặt
Giả từ con, đau thắt ruột gan
Bảy, Năm, nước mắt tuôn tràn
Trông cha khuất bóng sau hàng tre xanh
104..
Rồi cha dẫn anh Ba, em Diện
Vào Sài-gòn, tìm chỗ tạm cư
Gia đình ta lại chia tư
Chờ ngày sum họp, từ từ vậy thôi
105.
Đâu ai muốn gia đình chia cắt
Bởi chiến tranh nhà cháy nhiều lần
Ơn Trên phù hộ toàn thân
Thôi đành chịu cực, dần dần gặp nhau
106.
Xa em Diện chờ mau gặp lại
Em đi rồi anh thấy buồn hơn
Đâu còn nằm ngủ chung chăn
Đâu còn bánh nậm, xin ăn thuở nào
107.
Nhớ anh Ba, mẹ cha lo liệu
Gởi đi ra Đà Nẵng tránh bom
Ở quê ai dạy kèm em
Mỗi ngày tựa cửa chờ mong anh về
108.
Còn chị Hai cũng ra Đà Nẵng
Em ở nhà thay chị nấu ăn
Nấu cơm kho cá nghệ vàng
Lên quê thăm mẹ, xuống đàng thăm ông
109.
Trong giấc ngủ, mơ từng gương mặt
Ở xa rồi thấm nhớ người thân
Sáng ra tiếc nuối bâng khuâng
Giấc mơ ngắn ngủi, được gần phút giây
110.
Tôi thức giấc, khi nghe gà gáy
Nhìn trong mùng, em Bảy ngủ say
Ông bà chuẩn bị ra đồng
Mời tôi ở lại vài ngày lại đây…
111.
Nằm trên giường lòng đầy hình ảnh
Nhớ nhà này hai tháng trước đây
Gia đình mình ở nơi nầy
Cha đi lập nghiệp, mẹ về Thanh Châu
Phần IV: Nhớ lại gần 2 tháng trước bốn mẹ con mình về lại Thanh Châu, sau khi cha đi vô Sài-gòn dẫn theo anh Ba và em Diện (khoảng giữa 7/1966)
112.
Cha đi rồi, mẹ qua Trà Kiệu
Tạ ơn nhà ông Gặp cưu mang
Hai tháng đùm bọc chứa chan
Nghĩa tình sâu nặng, chẳng than một lời
113.
Mẹ xin phép về quê để sống
Đạn bom im, nôn nóng về quê
Đôi vai gánh thúng nặng nề
Dẫn ba đứa nhỏ trưa hè nóng sôi
114.
Con mới mổ, chân đi còn yếu
Mẹ gánh nhanh, chạy trước đứng chờ
Mẹ chờ hai đứa con thơ
Duy, Năm đi bộ hàng giờ về quê
Về Thanh Châu ở tạm nửa mái nhà ngói Ông Cửu Trỉ độ 1 tuần lễ và nhớ lại nhiều kỷ niệm tại đây. Khoảng 5/1965 gia đình mình cháy toàn bộ nhà ở Vườn Dinh, xuống tạm mua miếng đất nhà bà Hậu, dâu ông Cửu Trỉ, làm tạm nhà tranh để ở và đào hầm để núp bom.
115.
Lên Thanh Châu, ghé về nhà cũ
Nơi góc vườn bà Hậu tạm cho
Vườn xưa cỏ mọc cao giò
Hoang vu vắng lặng, bấy giờ buồn thiu
116.
Nơi nhà tranh cũ nhiều kỷ niệm
Nhớ anh em xâm chiếm hồn ta
Năm rồi sum họp một nhà (năm rồi = khoảng 5/1965)
Về đây thấy lại, đã xa mất rồi
117.
Vết thương lòng chia phôi còn mới
Lòng quặn đau nhớ tới anh em
Nhớ cha nhớ chị nhiều đêm (nhớ chị = nhớ tới chị thứ hai tên Khoa)
Cảnh xưa còn đó, người thân đi rồi
118.
Nhìn mái nhà, bồi hồi đứng lặng
Lòng ngẩn ngơ, cảnh vắng nơi đây
Đàn gà chắc đã lạc bầy
Chuồng gà trống vắng bám đầy nhện giăng
119.
Tôi tám tuổi, sầu giăng từ đó
Lòng đau buồn đất tổ quê cha
Chiến tranh bom thả cháy nhà
Vườn Dinh năm trước dời nhà về đây
120.
Chiều nay về, nhiều mây trắng xóa
Đám mây trôi như muốn đổ mưa
Gió lào nóng thổi ban trưa
Nóng ran đôi mắt vẫn chưa hết buồn
121.
Mẹ thả em, nhờ tôi bồng bế
Mẹ vào nhà nhóm bếp lửa lên
Ba giường tre cũ chiếu mền
Ôi bao kỷ niệm êm đềm về đây
122.
Tôi tự hỏi tại sao cứ nhớ
Nhìn vật chi cũng thấy nao nao
Câu thơ mẹ gởi cha trao
Ru bài “Chinh phụ …” đã vào trong tâm
123.
“Có đâu ngờ mấy trăm năm trước
Đất Việt mình nạn lửa đao binh
Bây giờ lại chiến với chinh
Đàn bà con nít quê mình lại đau.”
Tôi ru em Bảy ngủ…
124.
Vào trong nhà, nôi đâu chưa thấy (nôi: cái nôi tre để em bé ngủ)
Thôi bế em, ru mấy câu thơ
“Lơ thơ tơ liễu ù ơ… (Lơ thơ tơ liễu, trong Truyện Kiều)
Thôi em hãy ngủ đừng chờ mẹ ru …”
125.
“Mẹ đang bận, anh ru em ngủ
Hãy chìm vào giấc ngủ cho ngon
Chị-cha-anh ở Sài-gòn
Mai này sẽ gặp, mong còn thấy nhau.”
126.
“Em ơi hãy ngủ mau đi nhé
Ngủ say mềm, đừng ré khóc lên
Anh em mình đã lênh đênh
Xa cha, gần mẹ trôi lên quê nhà.”
127.
“Em hãy ngủ, anh ca chinh phụ
Lời thơ xưa anh cứ ngâm lên
Thanh bình mơ ước thôn quê
Mai ta vui lại cha về nhà đây.”
128.
“Anh ru em, lòng đầy thương nhớ
Nhớ ngày xưa và nhớ người thân
Cha đi lập nghiệp mấy lần
Nhớ nhà nhớ mẹ nhiều phần con thơ.”
129.
“Anh vẫn biết cha chờ chị đợi
Vô Sài-gòn lạ nước xa quê
Đêm nằm đi ngủ mơ về
Hồn về làng cũ, vía về nhà xưa.”
130.
“Em hãy ngủ như vừa no sữa
Hãy ngủ đi, chút nữa anh đi
Anh đi phụ nấu cơm chiều
Phụ tay giúp mẹ đang nhiều việc lo.”
131.
“Em hãy ngủ nằm mơ nhiều mộng
Mộng thấy tiên, lòng rộng bao la
Bà Tiên ban phước cho ta
Quê nhà ngưng chiến, quê ta hòa bình.”
Cơm chiều…
132.
Bảy ngủ say, tôi nhìn ra cửa
Em Năm tôi đang tựa gốc cây
Đang nhìn mẹ dáng quá gầy
Cầm tay chẻ củi vào đây đốt lò
133.
Mẹ nấu cơm, chiều ăn nghỉ sớm
Ngày đầu về mệt mỏi gánh con
Ăn xong tắt nắng hoàng hôn
Đèn dầu mẹ thắp sáng hơn trong nhà
134.
Đêm buông xuống trăng sao lấp lánh
Đơm đớm bay phóng ánh sáng xanh
Cóc kêu dế gáy chung quanh
Nghe sao não ruột ta đành ngủ thôi
Nhớ Diện, sợ ma…
135.
Đặt lưng xuống làm tôi nhớ Diện
Đứa em trai nói chuyện khi nằm
“Sao em cảm thấy sợ ma
Anh nằm ngay sát để ma không hù.”
136.
Em Diện nhỏ có đâu biết được
Tật sợ ma tôi nhát hơn ai
Tối nghe ai kể chuyện ma
Lòng tôi lo sợ con ma hiện về
137.
Hai tháng trước anh em nằm sát
Nương tựa nhau để bớt sợ ma
Đêm nay giường rộng mình ta
Thôi đành chịu trận nếu ma hiện về
138.
Nhà đang ở thuộc vườn Cửu Trĩ
Nổi tiếng ma về nhát đêm khuya
Nhớ ngày mới dọn về đây
Ba tôi nằm phản trước đây ông nằm (phản = divan)
(ông nằm: divan ông Cửu Trĩ hay nằm)
139.
Đến nửa khuya ba tôi nằm mớ
Giọng la to ú ớ gọi tôi
Giật mình lưng ướt mồ hôi
Đập tay xuống phản mấy hồi gọi cha
140.
Cha tỉnh dậy nước da xanh mét
Hốt hoảng la “cha thấy ổng về,
Đúng ông Cửu Trỉ chết rồi
Về đây giận hỏi sao ngươi dám nằm.”
141.
Tôi sợ quá nghe cha kể lại
Sóng lưng sao ớn lạnh toàn thân
Tim tôi mạch đập rất nhanh
Cái này ma hiện chắc không dám nằm
142.
Cha đứng dậy lâm râm khấn vái
Lại bàn thờ không dám nhìn lên
“Xin ông nếu có linh thiêng
Con đây có lỗi, chưa xin phép Ngài.”
143.
Từ hôm đó mỗi khi nằm ngủ
Cha tôi mang dao rựa gối đầu
Tin rằng ma quỷ sợ dao
Từ từ ngủ được hết mơ ma đè
144.
Tôi nằm cạnh, vẫn chưa thấy “ổng”
Chắc ba tôi tim yếu sợ ma
Đêm khuya Việt Cộng xét nhà
Ba tôi run sợ nước da xanh rì
145.
Tôi nằm ngủ bữa ni “thấy sợ”
Thấy chung quanh sao quá im lìm
“Đêm nay chắc thấy ổng về
Chắc hù trẻ nhỏ trên quê nằm mình” (nằm mình = nằm một mình)
146.
Tôi ngủ thiếp thấy mình ngon giấc
Sau một ngày chạy bộ về quê
Nửa khuya tỉnh giấc rồi nằm
Đi vào giấc mộng chẳng hề thấy ma
147.
Sáng ngủ dậy, thấy cơm mẹ nấu
Chỉ muối tiêu ăn với cơm thôi
Bốn người ăn hết một nồi
Hai lon gạo trắng ngồi xơi ngon lành
Nhớ lại kỷ niệm chơi với em Diện, hơn 3 tuổi …
148.
Tôi anh lớn bồng em Bảy nặng
Ở nhà này im lặng hơn xưa
Lòng tôi nhớ tới sớm trưa
Cùng em Diện nhỏ chơi đùa với nhau
149.
Em Diện nhỏ tuổi, bầu má phính
Nói nhiều câu thấy tính dễ thương
Anh xa em, thấy nhớ thương
Đâu còn nằm ngủ chung giường với anh
150.
Về nhà này, sao anh nhớ quá
Nhớ em trai luôn sát cận kề
Dẫn em lên xuống làng quê
Chạy ra bờ ruộng, chạy về vườn dinh
151.
Anh em trai thân tình dễ dãi
Dẫn em đi bẻ hái cỏ gà
Ra sân vận động gần nhà
Sáng ra tìm dế về nhà đá chơi
152.
Còn trẻ thơ, bù lời tập bắn
Tham gia trò hai phía đánh nhau
Anh Bảy Kiệt lớn cầm đầu
Làm giùm súng thụt bù lời đạn xanh
153.
Cây bù lời trên quê nhiều hạt
Leo lên cây lựa nhúm già xanh
Nhét vào ống thụt cò xanh
Bơm tay đạn bắn nổ nhanh khói mờ
154.
Ở Thanh Châu tôi mê ống thụt
Rủ nhau chơi bắn đạn bù lời
Trẻ con hai nhóm đánh chơi
Chia phe, đứa lớn phải hơi “gan lì”
155.
Lúc mới về dưới ni tôi thích
Đi qua nhà anh Bảy Kiệt chơi
Thấy anh làm súng bù lời
Tôi mê thấy súng, thích chơi trò nầy
Chia 2 phe bày trò đánh trận …
156.
Tôi có súng thích bày trận đánh
Dưa quạ xanh, lựu đạn ném nhau
Lấy tro gói lá mỏng tròn
Thấy địch tung chưởng tro mù bụi bay
157.
Em Diện thấy trò hay xin đánh
Cũng vai mang súng đạn bù lời
Tham gia hai phía vui chơi
Anh em nhập bọn tối trời phản công
158.
Vài tuần sau, vào đêm trăng sáng
Đám con trai làm bạn chia phe
Hai đội trưởng phán phải nghe
Phân công trấn thủ nằm nghe lệnh truyền
159.
Lấy đường cái làm ranh giới đánh
Ai nằm đâu, phải gánh phần mình
Đạn bù lời nhét quanh mình
Tiểu liên ống thụt giao tranh sẵn sàng
160.
Bụi bếp tro mấy ngày gói sẵn
Dưa quạ xanh ra bãi hái về
Phân công chuẩn bị “ngày Đ”
Cơm chiều ăn sớm, hẹn thề đánh nhau
161.
Tôi dẫn em quấn đầu lá mít
Kết mũ xanh, che đạn đêm nay
Lá mít chéo áo thật dày
Ống chân bẹ chuối che đầy hóa trang
162.
Đêm ra trận, sáng trăng thấy rõ
Mặt từng người không khó nhận ra
Nhóm B đánh với nhóm A
Thư hùng một trận để ta nhớ đời
163.
Anh đội trưởng đến nơi bố trận
Dặn từng người đóng chốt tại đâu
Xung phong khi tiếng pháo đầu
Khói tro bay phủ trên đầu địch quân
164.
Đúng giờ G tiếng kèn lá chuối
Thổi vọng lên tiếp nối liên hồi
“Xung phong” pháo hiệu nổi lên
Tiếng la ầm ỉ hai bên cùng gào
165.
Khói tro bụi tung cao mấy thước
Đội trưởng B chạy trước qua đường
Băng sang nằm vội làm gương
Bù lời giòn giã, khoa trương phe mình
166.
Ra hiệu tay, tình hình quan sát
Rồi từng người bò sát đến sau
Dàn quân giương súng hai đầu
Bắn vào bụi rậm tro bầu tung vô
167.
Đội A yếm sát bờ keo rậm
Vội bắn ra xối xả như mưa
Bù lời chát chúa bắn ra
Dưa quạ cận chiến hò la vang trời
168.
Nửa tiếng đánh, bù lời cạn hết
Quân hai bên, tổng kết phe mình
Đêm trăng vui trận hết mình
Bàn nhau trận kế chúng mình lại chơi
169.
Còn bao trò tôi chưa nhớ hết
Chỉ xót xa nhìn thấy lặng đời
Chung quanh làng xóm đi rồi
Tôi về ôm lấy một trời buồn thiu
Về lại Thanh Châu: ở tạm nhà Bác Tống, bên cạnh nhà dưới ông bà Nội
170.
Một tuần sau, mẹ kêu về Nội
Về nương nhà bác Tống ngày xưa
Mái nhà cũ dột đổ mưa
Hôm tranh đan lại, mẹ đưa lợp nhà
171.
Con tám tuổi, mái nhà tập lợp
Cùng với Nguyên, cột lạt xỏ qua
Ban đầu làm chậm rì rà
Sau dần quen việc cũng ba ngày tròn
172.
Mái nhà tranh vẫn còn trống gió
Tấm phên tre nhiều chỗ đã hư
Coi như là chỗ tạm cư
Cho qua ngày tháng từ từ sửa sau
173.
Nhà dưới Nội, cô Năm ở đó
Với hai con cùng có cô Sơn
Bà Nội sống tấm tình chơn
Luộc khoai chia sẻ đều phần cháu con
174.
Hai nhà kế, chín người tất cả
Tựa lưng nhau vất vả sẻ chia
Gần nhau nâng đỡ sớm khuya
Gần nhau chia sẻ, gần hầm núp bom
175.
Sau vài tuần, con đau một trận
Sốt liệt giường, sờ trán nóng sôi
Thuốc men uống đã hết rồi
Sau ăn cháo muối, nấu nồi sả xông
176.
Con đang đau, Nội làm mì Quảng
Thèm ăn mì, nước miếng chảy ra
Nằm giường đạp ghế trúng bà
Lòng con hối hận thiệt là cháu hư
177.
Rồi con khỏe, việc nhà phụ giúp
Giữ em thơ cho mẹ làm nông
Hy vọng im tiếng cà-nông
Máy bay đừng dội, để không rời nhà
178.
Con nấu cơm, ăn ngày ba bữa
Bảy ăn cơm, dứt sữa từ lâu
Thức ăn chỉ có muối dưa
Rau lang chấm luộc tối trưa hàng ngày
179.
Trên La Tháp đâu còn họp chợ
Dân trên quê chạy bỏ hết trơn
Họ ra Đà Nẵng yên thân
Còn mình bám lại ở gần hiểm nguy
180.
Mẹ lam lũ hằng ngày ra ruộng
Lúa chín ròng lội xuống đồng sâu
Gặt về sân trước sân sau
Nắng khô cất lúa, đào sâu chôn hầm
181.
Gạo lăng biển, thơm mùi lúa mới
Nấu trắng cơm, không độn ngô khoai
Mùi cơm thơm phức hoa nhài
Muối tiêu ăn sáng hết hai tô đầy
182.
Ở với mẹ, con siêng làm việc
Mẹ nhờ con, nội trợ trông em
Giúp Bà kho cá, canh nêm
Cả ngày đồng áng, ban đêm mẹ về
Sống tạm ở Thanh Châu: không đi học, nhớ lại năm trước (1965) học lớp 1 ở gần quán Bà Đây gần chợ La Tháp (cách nhà hơn 1 cây số)
183.
Việc đi học ở quê tạm dứt
Đâu có thầy dạy dỗ học sinh
Ít người bám lại quê mình
Học hành dang dỡ thôi đành chờ sau
184.
Một năm trước vẫn còn cắp sách (năm trước: 1965)
Đến ngôi trường bách bộ hơn cây
Cô Mười đẹp, dạy rất hay
Lớp con chục đứa thân gầy như con
185.
Con vẫn nhớ, mấy con bạn gái
Nhà gần chợ, với mái tóc dài
Con Bông bạn với con Mai
Con nhìn cảm mến sợ hai đứa này
186.
Hai đứa nó vẫn hay nhái giọng
Mỗi khi con nói ngọng đọc bài
Nó cười chê giọng con trai
“Về sau ế vợ, chứ ai mê mày.”
187.
Con tức lắm “méc cô” mấy đứa
Sao dám chê “trai đứa họ Ngô”
Cô cười, tụi nó cười ồ
Làm con đỏ mặt “cái đồ nhát gan.”
188.
Con còn nhớ thằng Cần, bạn học
Phụ giúp con, khó nhọc đào hầm
Khỏe cao, hơn tuổi hai năm
Hầm con nó lãnh, đào hầm kế bên
189.
Con về quê, từng tên bạn nhớ
Tìm đâu ra tụi nó học chung
Lớp học cũ đã nổ tung
Ngôi trường tiểu học trơ khung xiêu tường
Nhớ lại thời Thanh Bình tại Thanh Châu trước năm 1963
190.
Mấy năm trước quê hương êm ả
Ngày Tết về rộn rã cười vui
Gia đình đông đủ nói cười
Vườn dinh mai nở, mọi người đến xin
191.
Con lớn lên, cây mai đã có
Thân mai cao, ôm nó đôi tay
Leo lên leo xuống hằng ngày
Đôi tay trầy sướt cha rầy mẹ la
192.
Tính nghịch ngợm bỏ qua sao được
Cây càng cao càng thích leo lên
Cây Thù Đâu bứt chọc em
Cha về roi phạt, vẫn thèm trèo leo
193.
Tật con nít leo trèo phá phách
Áo quần mòn dễ rách tả tơi
Sướt da sướt trán mê chơi
Ăn đòn hôm trước, vẫn cười hôm sau
194.
Trước sáu ba, con vào nhà Nội (sáu ba = 1963)
Giữa gian nhà, treo khối ảnh to
Hỏi ông Nội, trả lời cho:
“Ảnh Ngô Tổng Thống, chức to nhất Miền.”
195.
Sao lúc đó làng quê trù phú
Buổi thanh bình, đầy đủ thịt cơm
Tết vui pháo nổ mùi thơm
Mai vàng rộ nở, nhang thơm bàn thờ
196.
Làng Thanh Châu, nhà thờ Ngô tộc
Rằm tháng ba tế lễ Thanh Minh
Cử hành tế lễ linh đình
Bê thui thết lễ, tộc mình tham gia
197.
Con lăng xăng lên ba chạy đến
Vào nhà thờ đèn nến sáng trưng
Lắng nghe mấy cụ làng hương
Áo dài khăn đóng dâng hương đọc bài
198.
Cầm sớ đỏ, văn dài đọc tế
Nghe trống vang, phèn lễ lạ tai
Đờn cò mấy nhịp bi ai
Khói hương nghi ngút đọc bài tế Nho
199.
Nghe không hiểu, tò mò quan sát
Thấy quý ông quỳ sát bàn thờ
Đứng nghiêm quỳ lạy hai giò
Nhịp nhàng tiếng trống đờn cò trổi lên
200.
Tộc Ngô Đình ghi ơn Hiền Tổ
Đến Thanh Châu điền thổ khai hoang
Hai trăm năm ngụ ngay làng
Hằng năm tụ tập về làng Thanh Minh
201.
Sau tế lễ, Ngô Đình họp mặt
Mấy chục mâm dọn đặt lên bàn
Trẻ con người lớn theo hàng
Ngồi vô vui vẻ, rộn ràng cùng ăn
202.
Anh em con ngồi ăn vẫn nhớ
Cha dạy rồi, đừng có gắp nhanh
Con thì ngồi sát ngay anh
Nhai nhanh gắp lẹ, ảnh phanh ngay liền
203.
Trên bàn cỗ, bê thui nhiều quá
Đám trẻ kia vội vả nuốt nhanh
Bê thui chấm mắm gừng cay
Ăn vào thấm thía, chỉ ngày Thanh Minh
204.
Sau khi ăn, nhà mình gói lớn
Đem về nhà ăn ớn mấy ngày
Nửa đêm sao bụng sôi đầy
Ngủ không chịu được, dầu tây xức vào
205.
Ngày Tết đến, biết bao kỷ niệm
Trước bảy ngày ông Táo tiễn đưa
Vườn dinh mai nở phủ vàng
Gió Xuân thổi nhẹ mai vàng bay rơi
206.
Mai nở đẹp khắp nơi xin nhánh
Cha vẫn vui, cưa nhánh tặng cho
Đem về chưng ở bàn thờ
Sang Năm hy vọng ruộng bờ tốt tươi
207.
Sau hăm ba, khắp nơi rộn rả
Làng quê mình bánh tổ nếp thơm
Nếp rang đều nổ trắng cơm
Thắng đường gừng trộn bỏ vào đóng khung
208.
Món bánh tổ chắc không thể thiếu
Nếp xay ra thành bột trộn đường
Đổ vào khuôn rọ đem đun
Con nhìn thấy mẹ hấp đun hàng giờ
209.
Gần đến Tết chạy vô Nội ngắm
Bánh in khuôn, sao lắm hình kia
Lửa than đặt dưới cái nia
Bên trên bánh chín thơm mùi nếp hương
210.
Món bánh thuẩn trứng gà lòng đỏ
Con thấy Nội chế đổ vào khuôn
Đặt trên bếp cháy lửa than
Bốc mùi thơm quá thèm ăn ngay liền
211.
Món bánh gia trước tiên giả nếp
Rồi đem xay bột nhuyển li ti
Đậu phụng rang thổi bỏ bì
Để y nguyên hột, nhào đường nếp thơm
212.
Trước ngày Tết làm heo chia thịt
Đem gói nem hành trộn nhiều tiêu
Ba ngày nem chín thơm mùi
Khách nâng cốc rượu, hít mùi nem ngon
213.
Bánh tét món quốc hồn quốc túy
Nếp mấy an ngâm kỷ để khô
Đậu xanh lột vỏ mấy tô
Mẹ chiên rồi bóp bỏ vào làm nhân
214.
Lá chuối xanh ngoài vườn cha hái
Lau sạch xong đem trải trên bàn
Cha ngồi cắt lá ngay hàng
Đem hơ than lửa làm mềm lá xanh
215.
Ngồi chẻ lạt, tre xanh dùng rựa
Ngón tay cha che miếng cao su
Lạt tre rất bén cắt tay
Con ngồi quan sát hai tay cha làm
216.
Nhớ những năm còn Ngô Tổng Thống
Sao quê mình được sống an vui
Nhà nhà đầy những tiếng cười
Nông thôn miễn thuế mọi người ấm no
217.
Rồi từ ngày hình Ngài đem cất
Việt Cộng về, làng mất an ninh
Ban ngày thấy lính Quốc Gia
Ban đêm du kích khám nhà dân run …
218.
Con nhỏ tuổi làm sao hiểu được
Chiến tranh về đất nước điêu linh
Đàn bà con nít quê mình
Gánh bom chịu đạn hy sinh quá nhiều
Tai ương đổ ập xuống: Khi sống tạm tại làng Thanh Châu, B52 dội bom trải thảm suốt 2 ngày trời, giao tranh ác liệt giữa lính Mỹ và du kích Việt Cộng.
219.
Nằm trên giường, vang xa chó sủa
Con nghĩ về hai tháng trước đây
Thanh Châu tạm sống những ngày
Tạm yên bom đạn…đâu hay bão về…
220.
Trời đất lặng, trên quê nổi sóng…
Mười giờ trưa thấp thoáng từ xa
Trực thăng cùng với tàu rà
Hướng từ Đà Nẵng bay qua Bến Đền
221.
Mẹ cuốc cỏ vườn dinh đầu ngõ
Thấy một người từ dưới chạy lên
Báo tin lính Mỹ đổ quân
Bến Đền, Thành-Mỹ dàn quân đông người
222.
Mẹ vứt cuốc, điếng người nhanh cẳng
Chạy vào nhà, hốt hoảng la lên:
“Lính Mỹ đổ bộ Bến Đền,
Mẹ ơi dẫn cháu nhanh lên rúc hầm.”
223.
Đạn bom nổ, rầm rầm rơi xuống
Phía cầu Chìm, Việt Cộng bắn lên
Máy bay tiêm kích rợp trời
Phóng lên nhào xuống bom rơi từng chùm
224.
Bà Nội hoảng, cháu con xanh mặt
Hết chín người ôm chặt xuống hầm
Bà Nội niệm Phật lâm râm
Quan Âm cứu độ nhất tâm nguyện cầu
225.
Chín người run, châu đầu chụm lại
Mẹ tôi ôm em Bảy vào lòng
Cô Năm ôm chặt hai con
Cô Sơn xanh mặt mất hồn từ lâu
226.
Tôi ngồi sát em Năm sợ quá
Da mặt em như lá chuối non
Chín người hoảng loạn mất hồn
Bên trên bom nổ, dưới hầm thất kinh
227.
Đạn bơm rơi từ trưa tới tối
Ban đêm về, rực sáng hỏa châu
Đói bụng khát nước quá lâu
Mong bom ngừng nổ chui đầu chạy lên
228.
Năm đứa nhỏ ngồi rên sợ chết
Ngồi dưới hầm đái ướt rồi khô
Mong ngồi tránh đạn bom vô
Đâu còn chú ý mấy đồ vệ sinh
229.
Nhờ núp hầm, thân mình tránh đạn
Nhưng cửa hầm sợ nạn bom rơi
Ban đêm trái sáng rực trời
Bê Năm Hai dội tơi bời nổ to (Bê Năm Hai = B52)
230.
Sau mười giờ đêm, yên nửa tiếng
Tiếng phi cơ gầm rú thưa dần
Tung hầm lên kiếm thức ăn
Vệ sinh người lớn lẹ làng làm ngay
231.
Sợ đạn bom, cả ngày quên đói
Hơn mười giờ gặm vội khoai môn
Nước lạnh nốc cạn hoàn hồn
Gói đem khoai nước để dành dùng sau
232.
Đêm hôm đó, tôi cầu điều ước
Đạn bom ngưng để ngủ giấc ngon
Ngày mai có chết lìa hồn
Lòng tôi thơ thới thoát vùng dội bom
233.
Cả một đêm tai nghe chát chúa
Bom Năm Hai rơi bủa quanh vùng (Năm Hai: Bom B52 thả)
Đạn rơi bom nổ đùng đùng
Hỏa châu cháy sáng, dù bung trắng trời
234.
Ngồi dưới hầm chắc chờ đợi chết
Sao đêm dài chẳng hết bom rơi
Nội tôi niệm Phật đứt hơi
Chín người ngồi sát tại nơi hầm này
235.
Cả một đêm mắt cay thèm ngủ
Cứ co người ủ rủ nghe bom
Từ trưa suốt đến khuya hôm
Dài hàng thế kỷ tay ôm tai ù
236.
Thức tới sáng, tiếng vù vù tới
“Thôi nguy rồi” ơi ới tiếng la
Trực thăng cùng với tàu rà
Trút bom nhả đạn gần nhà nội tôi
237.
“Cầu Trời cứu cháu tôi thoát nạn
Nhớ ơn này tôi nguyện ăn chay,”
Bà tôi cầu nguyện cả ngày
“Trời xanh có thấu, xin Ngài cứu cho.”
238.
Con nít đói, co ro ngủ gục
Người lớn lo, lồng ngực đập nhanh
Sống chết sợi chỉ mong manh
Đếm từng giây phút biết mình sống thôi
239.
Trong trí tôi tin Trời Phật độ
Vì nghe lời cầu nguyện bên tai
Nhắm mắt, tâm thấy hình hài
Quan Âm sáng hiện, lấy tay che hầm
240.
Không dám nói, ầm ầm bom dội
Tôi lắng nghe bà Nội đọc kinh
Một ngày bom dội thất kinh
Nhịp tim loạn mạch làm mình lo âu
241.
Sau mười giờ trên đầu pháo dội
Tiếng phi cơ từng đội bay qua
Thả bom gầm rú tiếng ga
Điệu này chắc chết cả nhà hầm đây
242.
Đang lo lắng, một giây phút tới
“Bùm” tiếng bom, nổ sát bên hầm
Chín đầu tung chạm mái hầm
Tung lên dội xuống tím bầm sưng lên
243.
Đất mái hầm từ trên rơi xuống
Ào ào rơi như sụp mái hầm
Trời đen đất tối sa sầm
Mọi người sợ quá tung hầm chui lên
244.
Bò lên hầm, thấy ghê kinh khủng
Bom Năm Hai đào thủng hố sâu
Lỗ to bán kính trái cầu
Khoảng gần sáu thước ngay đầu vườn dinh
245.
Hố bom sâu, cách hầm chục thước
Đất hố bom như nước tóe quanh
Như mưa rơi xuống cửa hầm
Tưởng đâu chôn sống cả hầm trưa nay
246.
Nhìn mái hầm, đất bay đâu mất
Khung ép cong, trơ sắt lòi ra
Mãnh bom tung tóe gần xa
Gốc cây vương vải gần nhà thấy kinh
247.
Thoát chết bom, đầy mình đất bám
Chín người lên, may mắn sống còn
Trời Phật cứu độ ban ơn
Nếu không thịt nát tan xương hết rồi
248.
Suýt thoát chết, lòng tôi tin tưởng
Trời Phật cao chuyển hướng trái bom
Nếu không bom thả ngay hầm
Hố này là huyệt chín người chôn chung
249.
Tôi tự hứa sau này tìm hiểu
Ai cứu mình để liệu tu thân
Bấy giờ chỉ nghĩ Phật ân
Giang tay cứu mạng vì tâm Nội cầu
250.
Chín người mừng, nhiệm màu thoát chết
Chạy vào nhà, đã nát đạn bơm
Nhai môn thay thế hột cơm
Nước đục cũng uống qua cơn nguy này
251.
Hầm đã sụp, thôi vào Bác Nhự
Để tránh bom, đâu chứ ở đây
Mau mau vội tránh máy bay
Sợ quay trở lại, trở tay không còn
252.
Chín người chạy, vẫn hồn khiếp đảm
Mặt bụi đầy ướt đẫm mồ hôi
Tránh bom như tránh dầu sôi
Cầu Trời khẩn Phật đến nơi vào hầm
253.
Vườn bác Nhự, căn hầm to rộng
Đã vào đây, thấy núp yên hơn
Trưa nay nữa, một ngày hơn
Nhờ Trời ơn Phật ban ơn sống còn
254.
Vào hầm rồi, vẫn còn bom thả
Thôi vào đây, cứ ngã lưng thôi
Buông tay số kiếp nổi trôi
Nếu còn sống sót, còn đời lênh đênh
255.
Tôi chợp mắt, ngủ quên tất cả
Quên đạn bom đang thả nát làng
Quên đi thực tế phủ phàng
Chết đi sống lại đội bom hơn ngày (đội bom hơn ngày: đội bom hơn một ngày rồi)
256.
Tôi đã ngủ, bên tai nghe tụng
Tiếng cầu xin đừng trúng đạn bom
Nội tôi vẫn cứ lom khom
Chắp tay niệm Phật cho bom thưa dần
257.
Mẹ tôi mệt cũng ôm em ngủ
Sau một ngày thập tử nhất sinh
Chín người bầm dập thân mình
Tránh bom né đạn biết mình về đâu?
258.
Sau nhiều tiếng, bắt đầu tỉnh giấc
Tôi nhìn ra, đêm bắt đầu lên
Nhái kêu sao cứ rên rên
Hay là sợ quá sống bên chảo dầu
259.
Tiếng nhái kêu sao sầu buồn thảm
Tiển đưa ai như đám tang buồn
Trưa nay suýt chết cả hầm
Đêm nay sống tạm như cầm hơi thôi
260.
Đâu có biết cuộc đời quá khổ
Hứng đạn bom rơi nổ nguyên ngày
Khổ vì sợ sệt đắng cay
Chiến tranh ác liệt lần này nhớ luôn
261.
Nhớ từng phút từng giây tránh đạn
Nhớ người thân chung hạn chịu bom
Vào sinh ra tử bên hòm
Chết trong bom nổ, không hòm chôn thân
262.
Chôn sao được, khi thân thể nát
Bê Năm Hai thả rát mấy ngày
Sống còn là dịp rất may
Sau này còn nhớ những ngày không quên
263.
Sau mười giờ bom rền thưa bớt
Mẹ tôi ra tìm mót thức ăn
Đâu còn gì để mà ăn
Bác tôi bỏ vắng bếp ăn mấy ngày
264.
Chỉ uống nước, tạm cầm hơi sống
Chỉ cầu mong dứt tiếng tàu bay
Cầu mong hết tối đến mai
Bom ngưng thả xuống, chạy ngay tìm đàng
265.
Ra nhà bếp, cảm làn gió thổi
Mát chút người nhiều nổi gian truân
Trên trời trái sáng xa gần
Tiếng bom xa nổ có phần đỡ hơn
266.
Chắc hứng chịu trưa nay bom nổ
Tôi thấy mình đau cổ đau vai
Làm sao biết được ngày mai
Hai bên giao chiến đã hai ngày rồi
267.
Mẹ tôi đi tìm nơi có nước
Mang về hầm chia trước sẻ sau
Số phận chung, chín mái đầu
Chia bom sẻ đạn trong dầu chảo sôi
268.
Đêm nay nữa, nếu trời cho sống
Qua hai đêm, nổi thống khổ lâu
Về hầm ngủ tạm Nội cầu
Buông tay số phận, lo rầu bom rơi
269.
Đêm nay nữa, sao đời đen quá
Vẫn ca-nông, cứ nã gần đây
Điệu này chắc chết tại đây
Nếu Trời không đỡ, tan thây chín người
270.
Tới nửa khuya, hỏa châu vẫn sáng
Ánh trăng mờ, mây xám bay qua
Tách đùng tiếng súng từ xa
Tôi nhắm mắt ngủ vượt qua đêm nhì
271.
Tôi nằm ngủ, ngáy khì mỏi mệt
Gần hai ngày sống chết gần kề
Thôi thì cứ ngủ thật mê
Xin Trời phò hộ mọt-chê xa hầm (mọt-chê = mortier)
272.
Sáng ngủ dậy, không nghe gà gáy
Gà trống ai, chắc cháy tiêu rồi
Hay gà sợ đạn bom rơi ?
Chạy ra bờ ruộng ở nơi bụi nào?
273.
Khoảng bảy giờ ào ào bom thả
Phía cầu Chìm nghe nả to hơn
Chắc là giao chiến Chiêm Sơn
Thọ Xuyên, Thành Mỹ, La Kham, Bến Đường?
274.
Mấy địa danh tôi nghe mẹ nói
Cũng trải qua nhiều nổi truân chuyên
Điện Bàn cùng với Duy Xuyên
Mấy vùng xôi đậu luân phiên tranh giành
(Santa Clara , CA 07 Mar 2011)
Sau hai ngày núp hầm, ngưng dội bom, chín người lo đường tìm chạy
275.
Đến mười giờ âm thanh vắng lặng
Trời trong xanh và nắng lên cao
Trực thăng biến mất hồi nào
Ca-nông im tiếng, hết gào phi cơ
276.
Sau hai ngày, mong chờ đã tới
Dội bom im, khấp khởi mừng thầm
Chín người chờ đợi rời hầm
Mẹ, cô, bà nội thì thầm bàn nhau…
277.
Mẹ đề nghị “Phải mau lánh nạn
Chứ ở đây bom đạn ca-nông” (ca-nông: canon, đại bác)
Chín người lũ lượt bế bồng
Men theo đường nhỏ, hẽm trong ra đường
278.
Mẹ bồng Bảy, thấy dường như nặng
Đang mang bầu, mẹ gắng bước chân
Vai mang túi xách áo quần
Hai ngày bụng đói, bần thần bước đi
279.
Cô Năm khỏe chạy đi quẩy gánh
Đầu gánh đồ, đầu gánh em Ba
Em Hai bám sát theo Bà (theo Bà = theo Bà Nội)
Cô Sơn đèo gói khăn đà vai mang
280.
Con tay dắt em Năm chạy bộ
Chân chạy theo, chẳng có dép mang
Vườn Dinh bỏ lại sau đàng
Hố bom sâu thẳm bàng hoàng hôm qua
281.
Đi trên đường, nhìn qua thấy sợ
Bom Năm Hai đào hố dọc bờ
Hàng cây gãy đổ sờ sờ
Gốc bung rễ đứt lá mờ bụi tung
282.
Đường hầm tuyến được dùng ẩn nấp (hầm tuyến đường: tuyến hầm dọc đường cái)
Cũng hố bom chỗ thấp chỗ cao
Mảnh bom mãnh pháo dọc đường
Nhà tranh đen cháy, lòi tường chơ vơ
283.
Cảnh bên đường xác xơ buồn thảm
Thanh Châu làng trải thảm Năm Hai (Năm Hai: B52 thả bom trải thảm)
Hai ngày chờ chết thật dài
Sánh như thiên kỷ tuyền đài đội bom
(Santa Clara , CA 08 Mar 2011)
Thấy lính Mỹ chết như rạ nằm lăn lóc gần Cấm Bà đến Cầu Chìm…
284.
Tới Cầu Chìm, mãnh bom đầy dẫy
Người lớn run, khi thấy Mỹ nằm
Tay tôi đang dắt em Năm
Nắng trưa cháy gắt, tay đầm mồ hôi
285.
Nhìn lính Mỹ, mang nồi nón sắt
Thân nằm yên, đôi mắt nhắm nghiền
Chết chồng, chết ngã, chết nghiêng
Mãnh bom ghim ngực máu đen dính đầy
286.
Miệng trào bọt, lấy tay che má
Bom Năm Hai, lầm thả xuống nơi
Hai ngày bom đạn đầy rơi
Trúng nơi Mỹ đóng, trúng nơi lính nằm
287.
Lính Quốc Gia cũng nằm chết thảm
Cũng trúng bom, đại bác bắn lầm
Lính chết một cảnh hải hùng
Máu xương rơi vãi một vùng tha ma
288.
Vùng thả lầm, Bến- Đền Thành-Mỹ
Lính Quốc Gia, lính Mỹ vài trăm
Cấm Bà gần chỗ Cầu Chìm
Chết lăn, chết lóc, trúng tim chết liền
289.
Thấy cảnh chết, tim tôi đập mạnh
Lần đầu tiên, đi cạnh thây ma
Xác người máu chảy nắng khô
Hồn chưa siêu thoát, đi mô hả trời ?
290.
Lính chết, hồn chơi vơi lạc lõng
Chắc về nhà, báo mộng mẫu thân:
“Mẹ ơi, con đã chết rồi,
Đâu còn thấy mẹ đứng ngồi đợi trông”
291.
“Con báo mộng, chỉ mong mẹ biết
Con chết rồi, bạn chết cạnh con
Mẹ đừng chờ đợi mỏi mòn
Vừa đền nợ nước, vài hôm sẽ về.”
292.
“Về lần cuối, con về với mẹ
Quan tài buồn, mắt lệ chảy tuôn
Rồi đây mẹ sống đau buồn
Mất con đời mẹ hóa khùng từ đây.”
Nhớ đến cái chết của chú Kê, gần nhà cuối năm 1961 …
293.
Cảnh chết chóc, tôi đây nhớ tới
Mới lên tư, thấy đám ma buồn
Bà Ký ngày ấy khóc tuôn
Ba ngày lăn lóc bên hòm chú Kê
294.
Chú đi lính Quốc Gia tử trận
Quan tài khiêng về tận trên quê
Cờ vàng sọc đỏ phủ che
Đèn cầy trắng cháy, nhang đèn ba đêm
295.
Bà Ký khóc, đòi đem búa bửa
Bửa hòm ra, thấy đứa con yêu
Bà đau đứt ruột đứt gan
Sầu lên ai oán, than thân trách trời
296.
Tiếng khóc than, làm tôi rơi lệ
Bởi là người, không lẻ vô tâm
Ở gần tôi chạy đến thăm
Thấy bà lăn lóc, không cầm lệ rơi
Nhớ lại cái chết người chú ruột, Chú Chín tại làng Thanh Châu, ngay sau cơn lụt cuối năm Giáp Thìn 1964. Nhóm lính nghĩa quân QG, tác yêu tác quái, cứ thấy thanh niên và đàn ông từ 16 tuổi trở lên, là đem đi xử bắn vì nghi ngờ hợp tác với VC.
297.
Năm Giáp Thìn, chú tôi cũng chết
Chết oan lầm, cái chết đau thương
Buổi sáng nhóm lính đi đường (nhóm lính: nhóm lính Nghĩa Quân trong làng, dẫn đầu là ông Giang)
Ghé nhà hỏi mẹ chú Bông đâu rồi?
298.
Tôi sáu tuổi đang ngồi ăn sáng
Với chị em, sáu đứa ngẩn ngơ
Nhóm lính mặt lạnh tỉnh bơ
Đằng đằng sát khí, súng dơ lên trời
299.
Vào nhà Nội, chú tôi trên gác
Họ vô tìm, bắt trói dẫn đi
Trói tay cắt ké sau lưng
Chúng tôi thấy chú rưng rưng mắt buồn
300.
Tôi không hiểu, tại sao bắt chú
Đến bây giờ, chưa rõ nguyên do
Chú là y tá trong làng
Giúp dân trị bệnh thuốc thang cứu người
301.
Họ dẫn chú, dí người dọa súng
Xuống Cầu Chìm, rồi dẫn đi lên
Đi ngang nhà trước vườn dinh
Chú nhìn trăn trối: “chắc mình chết đây.”
302.
Tôi linh tính, ngày này chú chết
Vì chú buồn cúi mặt bước đi
Ông Bà Nội vẻ sầu bi
Thấy con mình chết, làm gì cứu đây?
303.
Nhóm lính đó, súng đầy đạn đủ
Quyền giết người, họ cứ ra tay
Giết ai họ ghét chẳng ưa
Giết đi thỏa mãn hơn thua trò đời
304.
Nội tôi nghĩ đến Ngô Đình Diệm
Họ không ưa họ cũng giết thôi
Dù rằng bỗng lộc hưởng đầy
Dù rằng Tổng Thống ban đầy huy chương
305.
Còn chú tôi, dân thường làng nhỏ
Đâu sá chi, nhóm họ thủ tiêu (nhóm họ: nhóm lính Nghĩa Quân (NQ) trong làng)
Họ làm dơ bẩn màu cờ (màu cờ: màu cờ Quốc Gia VNCH)
Trong tay có súng, nghi ngờ thủ tiêu (nhóm lính NQ thấy ghét ai là đem đi bắn bỏ)
306.
Họ dẫn chú buồn thiu lên vũng
Nơi bắn người là vũng Bà Lương
Một ngày ảm đạm thê lương
Nhóm người bắn chú súng giương kê đầu
307.
Trước khi bắn, ngang nhà cô Đãi
Chú kêu lên: “Cô hãy cứu con,
Cô Đãi ơi, có nhà không?
Họ mang con bắn, chắc không thoát rồi.”
308.
Tiếng kêu xa, thấu tai hàng xóm
Họ nhìn ra, đâu dám nói chi
Nhóm người dẫn chú bước đi
Tiến ra phía vũng, chú quỳ lạy tha
309.
Họ cắt dây, mở ra tay trói
Chú run người, tay chấp lạy tha
Súng lục hùng hổ lôi ra
Kê tay đeo nhẫn bấm cò gãy đôi
310.
Bọn họ cướp nhẫn, rồi kê súng
Chỉa vào tai, bắn đúng xuyên tai
Chú la hai tiếng “mẹ ơi!”
Bọn người say máu đạp rơi chú nhào
311.
Rơi xuống nước máu đào đỏ thấm
Mắt chú trừng vào đám lính say: (lính say: bọn lính say máu giết người dân vô tội)
“Giết người tôi chết hôm nay
Các ông hãy nhớ ngày mai tội đền.”
312.
Đi chợ về, nghe bên hàng xóm
Họ thuật lời, bà Đãi run người
“Cháu bà, anh Chín chết rồi
Đi ngang ảnh nói mấy lời trối trăn.”
313.
Nghe tin, Bà Đãi băng nhanh chạy
Chạy xuống nhà ông Nội báo tin
“Anh ơi thằng Chín chết rồi
Tôi nghe nó chết, rụng rời tay chân.”
314.
Ông Bà Nội, biến thần sắc mặt
Bà Nội la: “Chín chết rồi sao,
Rõ ràng đất thấp trời cao,
Chẳng thà bắn mẹ, để con sống còn.”
315.
Ông Nội tôi, chẳng còn chút máu
Mặt buồn thiu, lũ cháu khóc rần
Khóc như thác đổ kêu vang
“Chú ơi sao chết, vội vàng ra đi.”
316.
“Trận lụt rồi, chú đi cứu Mẹ
Cứu chị Hai, nước xoáy cuốn trôi
Nếu không có chú biết bơi
Chú không cứu mẹ, con đời mồ côi.”
317.
“Con không hiểu, sao đời cay đắng
Ngoài hai lăm, chú vắn số mau
Đâu còn gặp chú nữa đâu
Đâu còn thấy chú chào câu thân tình.”
318.
“Ở trên quê, thắm tình chú cháu
Chú như cha, dòng máu anh em
Bây giờ chú chết không êm
Làm sao hồn chú về bên Di Đà ?”
319.
Nghe bà Đãi báo tin chú chết
Mẹ vội đi với một người lên
Đến nơi vũng nước chú nằm
Còn dòng máu loãng nhỉ từ lỗ tai
320.
Nhìn thấy chú còn hai mắt mở
Mẹ tôi buồn than thở cùng em:
“Chị lên khiêng xác chú về,
Thôi em nhắm mắt, hồn về tiêu diêu.”
321.
Mẹ an ủi, đưa tay vuốt mặt
Mắt nhắm dần, hồn chắc chưa đi
Làm sao hồn vội ra đi?
Người ta bắn chú đang khi xuân thì!
322.
Về đến nhà, phải lo đặt chú
Nằm trên giường, mình phủ chiếu manh
Ông bà con cháu bu quanh
Khóc la thảm thiết rầm trời bão dông
323.
Mới sáu tuổi, lệ dòng tôi chảy
Xót thương người, đã gãy cánh bay
Lòng đau buồn, mắt lệ cay
Lần đầu chứng kiến những ngày tang thương
324.
Mẹ chạy mua, đèn hương hòm liệm
Lên Cầu Bàn, hòm tiệm hết trơn
Thân tình Bác Kiệt làm ơn
Mách nhà bà Hậu chỉ còn hòm thôi
325.
Có hòm rồi, chạy mời người liệm
Mấy bác già, mẹ kiếm được thôi
Anh em trai chú bảy người
Chẳng ai về dự, để rồi gặp nguy
326.
Sau Giáp Thìn, nam nhi trai tráng
Ở lại làng, thân mạng không yên
Quốc Gia Việt Cộng hai bên
Đều nghi họ phản “đang làm tay sai”
327.
Nghe anh chết, ba người ở Quận (ba người: ba anh em ruột chú Chín đang ở Quận lỵ Duy Xuyên)
Nén đau thương, chẳng dám về thăm
Dù lòng sôi sục hờn căm
Giận người đã giết người anh ruột mình
328.
Chú Sáu tôi lánh mình trốn họ (trốn họ: trốn nhóm lính nghĩ quân, cứ thấy đàn ông ở làng là xử bắn)
Được hung tin, chẳng ló dạng về
Nếu về, nhóm lính bắn ngay
Ở làng quê nội, đắng cay muôn phần
329.
Đám tang chú, đau thương bao phủ
Cứ khóc than ủ rũ mặt mày
Cả nhà ngồi khóc hai ngày
Bà tôi khóc thảm xỉu ngay tại nhà
330.
Chú tôi chết, bà tôi hóa dại
Cứ kêu lên thấu tận trời xanh:
“Lá vàng còn ở trên cây,
Lá xanh rụng xuống, trời ơi hả trời!”
331.
Lúc đem chôn, ngoài trời đen tối
Thắp đuốc soi, khiêng tới Bờ Đơm
Nước lụt đất nhão đầy bùn
Đào huyệt bùn chảy tràn vào tát ra
332.
Tất cả cháu ở nhà chịu trận
Đêm tối về, sao thấy sợ ma
Trùm mền rồi lại trùm ra
Sợ hồn người chết, sợ ma hiện về
333.
Bà Nội tôi, tái tê chú chết
Mắt như mù, khóc hết nước luôn
Ăn không được, dạ đau buồn
Than trời trách đất, nhắc luôn tên người
Trở lại bên Cầu Chìm …
334.
Chú tôi chết, đời tôi thay đổi
Thấy ai chết, nghĩ nổi đau thương
Người thân mất mát đoạn trường
Đứt từng đoạn ruột, đau từng phút giây
335.
Trưa nay nhìn, tại đây lính chết (lính chết: lính Mỹ và lính Quốc Gia)
Nghĩ nổi đau người mẹ lính kia
Nổi đau mất mát đứa con
Nổi đau đứt ruột đứt gan con mình
336.
Người mẹ lính, xót tình mẫu tử
Sẽ đau buồn con tử trận xa
Đau buồn tang tóc cả nhà
Vành khăn tang trắng khóc ba ngày trời
337.
Tôi tám tuổi, nhìn đời ứa lệ
Chiến tranh về cứ thấy đau thương
Đau thương tràn ngập quê hương
Đau thương người chết bên đường trưa nay
338.
Mắt người lính vẫn còn to mở
Mái tóc xanh, ngoài tuổi đôi mươi
Các anh từ giả kiếp người
Người yêu đang đợi, mẹ già đang trông
339.
Anh nằm chết, đang mong an ủi
Tôi bé thơ, đáng tuổi em anh
Đâu ai muốn có chiến tranh
“Tôi xin hồi tưởng,” chúc anh về nhà
340.
Anh sẽ về, trực thăng đến bốc
Sẽ đưa về hậu cứ nhập quan
Quan tài phủ lá quốc kỳ
Anh về bên mẹ, thiên thu yên mồ
Cả chín người tiếp tục chạy xuống Chiêm Sơn
341.
Thấy xác chết, chín người ghê sợ
Lo bước đi qua khỏi Cầu Chìm
Nội tôi đôi mắt lim dim
Miệng đang tụng niệm vơi niềm thương đau
342.
Đi trên đường, ngực đau tim đập
Vẫn sợ lo, pháo dập đạn vùi
Biết đâu phản lực Năm Hai
Bay từ Đà Nẵng thả bom trên đầu
343.
Chín người đi, cứ cầu Trời Phật
Che chở giùm cho tất cả qua
Mong đừng thấy lại tàu rà
Mong đừng pháo nổ cả nhà được yên (cả nhà: nhóm 9 người chạy nạn)
344.
Thấy Mỹ chết nổi lo ám ảnh
Biết đâu rằng thảm cảnh sẽ ra (sẽ ra: sẽ xảy ra)
Lính chết vì đạn phe ta
Thả lầm hàng loạt người ta chết liền
345.
Mẹ tôi hối nhanh chân lẹ cẳng
Phải đi nhanh thoát hẳn vùng này
Nếu không sẽ thấy máy bay
Sẽ kêu đạn “pháo lầm” ngay đám người
346.
Nổi lo sợ chết người đeo đuổi
Sau hai ngày thiếu nước người khô
Chín người như xác cây khô
Trưa hè trốn chạy nhấp nhô trên đường
347.
Nắng trưa hè bên đường gần núi
Nóng như thiêu như đốt xác thân
Chín người vẫn chạy đôi chân
Sợ nắng thì ít, sợ bom thì nhiều
348.
Mạng người bé, nắng thiêu lửa đốt
Đã hai ngày phát sốt vì bom
Buông xuôi số mạng trưa hôm (trưa hôm: trưa hôm nay chạy nạn)
Nếu còn số sống qua cơn nguy này
349.
Đến Thọ Xuyên, thấy ngay “mấy ổng” (mấy ổng: mấy ông du kích VC)
Từ từ ra, tổng cộng năm người
Lạnh lùng chẳng có nụ cười
Hỏi ngay “Trên đó Mỹ còn đóng không?”
350.
Bà tôi đáp “Vẫn không thấy Mỹ
Chỉ thấy toàn xác chết nằm phơi.”
Nói xong vắn tắt mấy lời
Chín người chạy tiếp, tìm nơi an toàn
Ngô Đình Duy (Santa Clara , 11 Mar 11)
350 x 4 = 1400 câu
Còn tiếp nữa, xin đón xem sau…351.
Chạy càng xa, thấy càng an ổn
Bỏ lại sau, nơi chốn chết người
Đường dài lạc lỏng chín người
Cắm đầu cắm cổ dưới trời nắng trưa
352.
Hết Thọ Xuyên, gặp cầu đã hỏng
Chỉ hai cây sắt mỏng bắt qua
Em Hai nhanh chạy băng qua
Leo trèo như khỉ tôi qua dễ dàng
353.
Nội tôi già, thấy cầu run sợ
Hai cô tôi, cũng ngại đi qua
Mẹ tôi bồng Bảy thở ra
Thọ Xuyên cầu sập, sao qua hả trời?
354.
Qua bên cầu, tôi nhìn ái ngại
Không lẻ mình đợi mãi tại đây
Cũng may nước cạn mùa khô
Bên phải đường dốc lội vô xuống cầu
355.
Mẹ bước chậm, bụng bầu ôm Bảy
Bước xuống cầu, sợ sẩy hụt chân
Từ từ từng bước bấm chân
Xuống cầu lội nước bò lên bên này
356.
Qua bên cầu, mẹ đưa em Bảy
Tôi giữ em, mẹ dắt Năm qua
Mẹ tôi dìu dắt tay Bà
Mấy cô lội dốc cũng qua bên cầu
357.
Cầu Thọ Xuyên, đã qua cuối ải
Còn một cây, xuống tới Chiêm Sơn
Mọi người thơ thới tâm hồn
Thấy mình sống sót, mang ơn Phật Trời
358.
Tới Chiêm Sơn, Nội tôi mới nói:
“Mụ Khoa ơi, chắc đói lắm rồi
Tội cho đứa cháu của tôi
Trong bầu, bom dội chắc ngồi chẳng yên.”
359.
Qua khỏi cụp, theo đường đất nhỏ
Tìm vào nhà, ngói đỏ trong sân
Bà Dì ra đón bần thần
Hai dòng nước mắt chảy tràn khóc than:
360.
“Hai ngày rồi, ruột gan như đốt
Nhìn bom rơi, chị xót xa em
Làm sao sống sót hai đêm
Làm sao vượt thoát pháo rền bom rơi.”
361.
“Chị ở đây, thấy trời rực lửa
Nhìn Thanh Châu, thấy lửa cháy cao
Máy bay tiêm kích lộn nhào
Đạn rơi thả xuống ào ào làng em.”
362.
“Chị niệm Phật, cứu em cứu cháu
Đêm nằm mơ, thấy máu tràn đầu
Thành tâm chị cố nguyện cầu
Ơn Trên che chở phép mầu giúp em.”
363.
“Em sống sót, cùng con với cháu
Chị rất mừng, tất cả bình an
Ở đây với chị vài hôm
Từ từ xuống Quận, tránh bom yên đời.”
364.
Rưng rưng khóc, Nội tôi nghẹn giọng:
“Nhờ Trời, em còn sống về đây
Đội bom con cháu hai ngày
Đi từ cõi chết tràn đầy đau thương.”
365.
Tôi còn nhỏ, lòng thương bà Nội
Tuổi già rồi, trôi nổi chiến tranh
Chín năm chạy giặc liên miên
Bây giờ chạy tiếp buồn phiền bước đi
366.
Chào hỏi xong, Bà Dì vo gạo
Lo nấu cơm, bắt chảo chiên rau
Rửa tay rửa mặt mau mau
Uống liền bát nước, thấy sao đã đời
367.
Uống nước vào, ngọt nơi cổ họng
Qua hai ngày, cổ nóng môi khô
Uống nước như uống cam lồ
Thấy người tươi tỉnh, thấy mình khỏe ra
368.
Thấy tôi uống, bà Dì vội nói
“Đừng uống nhiều, để bụng ăn cơm.”
Bà đâu có biết hai hôm
Tôi thèm uống nước, còn cơm ít thèm.
369.
Thoát chết bom, tôi xem hạnh phúc
Về Bà Dì, được lúc thảnh thơi
Lòng tôi thấy nhẹ gánh đời
Hai ngày thống khổ đã vơi nhẹ dần
Ngô Đình Duy (Santa Clara , 15 Mar 11)
369 x 4 = 1476 câu
Còn tiếp nữa, xin đón xem sau…
Thành thật cảm ơn Bạn Duy.
ReplyDeleteBạn Duy viết rất cảm động. Quê hương ta giờ đây cũng còn nhiều người nghèo khổ ở thôn quê.
Buồn quá!!!
Thân Chào
Quê cha tôi ở Chợ Đàng Quế Sơn. Quê mẹ tôi ở Chợ Gò, Bà Réng [Duy Xuyên]. Mỗi lần theo mẹ về thăm ngoại phải lội qua Chợ Đuộng cát nóng bỏng chân. Do đó cha tôi chuẩn bị cho mẹ và tôi mỗi người hai đôi dép làm bằng mo cau. Quê ngoại ăn toàn bắp và dệt chiếu. Tôi cùng người anh con bà dì ruột xách tĩn đi câu con rọm. Đi theo Dượng ra giữa cồn sông cái coi người ta cắt cây lác. Nước thủy triều lên dượng tôi kéo các bó lác về bờ sông gần nhà. Tôi ngồi trên bó lác trôi từ từ giữa trời nước mênh mông. Ôi, kỷ niệm quê ngoại thời thơ ngây ấy bây chừ mỗi khi nhắc tới nước mắt lại ứa ra. Đọc thơ Ngô Đình Duy trong lòng tôi bồi hồi thương nhớ một thời tuổi thơ; một thời chinh chiến trên mảnh đất khô cằn nhưng đầy ắp tình thương yêu. Cảm ơn nhà thơ nhiều lắm!
ReplyDelete